Ăn bánh, uống trà, thưởng trăng là thú vui tao nhã của người Việt trong ngày rằm tháng tám. Nhưng với người mắc bệnh đại tràng, niềm vui ấy chưa chắc đã trọn vẹn nếu như có sự xuất hiện của những món quà dân dã mang theo bên mình. cái tên “bánh trung thu”. Vậy bệnh đại tràng và bánh trung thu liệu có phải là “kẻ thù truyền kiếp” của nhau như lời đồn?
1. Bánh trung thu – Nét đặc trưng của rằm tháng tám
Trong mâm cỗ trung thu của mỗi gia đình hầu như không thể thiếu những chiếc bánh nướng, bánh dẻo. Hiện nay bánh trung thu ngày càng có nhiều mẫu mã, hương vị khác nhau phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Chúng ta đều biết, thành phần chính của bánh trung thu là bột mì, đường, bơ, mỡ lợn… Cũng giống như vỏ bánh, nhân bánh cũng có nhiều loại nhân như đậu, hạt sen, trứng muối…, có điều trong đó phổ thông. Tất cả chúng đều được tẩm ướp với rất nhiều chất béo và đường.
Ăn bánh, uống trà, thưởng trăng là thú vui của người Việt trong ngày Tết Trung thu
Vì bánh trung thu có vị béo, ngọt và chứa nhiều năng lượng nên các chuyên gia đã cảnh báo việc sử dụng bánh trung thu nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và gia đình. Đặc biệt với những người thừa cân béo phì, tiểu đường, viêm đại tràng, tim mạch cũng như các bệnh mãn tính khác.
2. Bệnh đại tràng và bánh trung thu – “kẻ thù không đội trời chung”
Người ta ví bánh trung thu và bệnh đại tràng là “kẻ thù truyền kiếp” bởi loại thực phẩm nhiều đường và calo này nếu ăn nhiều sẽ gây cảm giác đầy bụng, khó tiêu, khiến đường tiêu hóa “đau khổ”. Chưa kể các loại bánh trung thu xuất hiện tràn lan trên thị trường và khó kiểm soát như hiện nay thì vấn đề chất lượng rất đáng lo ngại. Nếu người tiêu dùng mua phải bánh kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì khi ăn sẽ có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa… có hại cho sức khỏe.
Nếu bạn là “tín đồ” của món bánh này, hãy ghi nhớ những lưu ý sau khi chọn bánh để có một mùa trung thu an toàn, vui vẻ và tránh những nguy cơ không tốt cho sức khỏe nhé!
- Chọn sản phẩm có ngày sản xuất và hạn sử dụng rõ ràng, tốt nhất nên sử dụng sản phẩm còn mới từ nhà máy hoặc còn hạn sử dụng dài.
- Sản phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng bao gồm tên nhà sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất, hướng dẫn sử dụng, bảo quản…
- Chọn sản phẩm không bị dập nát, biến dạng, bao bì không rách nát, không có màu sắc khác thường, không có mùi lạ.
- Bạn nên đọc phần dinh dưỡng để biết các thông tin về năng lượng, chất béo, chất bột đường… có trong bánh.
- Chỉ ăn 1/4 hoặc 1/6 chiếc bánh 200g, tương đương 100-200 Kcal.
- Cần tham khảo ý kiến bác sĩ đối với những người mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, tiêu hóa, thừa cân béo phì…
Đáng tiếc, bánh trung thu lại bị xếp vào nhóm thực phẩm không dành cho người mắc bệnh đại tràng. Cách tốt nhất để không phải “ngậm miệng” quá nhiều là tìm ra biện pháp hiệu quả để “cắt đuôi” bệnh lý này.
Bánh trung thu và bệnh đại tràng là “kẻ thù truyền kiếp” của nhau
Bệnh đại tràng không “ưa” bánh trung thu. Vì vậy, nếu chẳng may mắc phải, hãy tạm thời “tránh xa” chúng và nhanh chóng tìm cách đẩy lùi bệnh đại tràng. Chúc bạn luôn có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh!
XEM THÊM:
- Viêm đại tràng giả mạc – bệnh lạ hay quen?
- Rối loạn tiêu hóa: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị
- Đau bụng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bạn thấy bài viết Người bị viêm đại tràng nên hạn chế ăn bánh trung thu có thoải mãn đươc vấn đề bạn đang tìm hiểu không?, nếu không hãy comment góp ý thêm về Người bị viêm đại tràng nên hạn chế ăn bánh trung thu bên dưới để Trung Cấp Y Dược Tại TPHCM có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: trungcapyduoctphcm.edu.vn
Nhớ để nguồn bài viết này: Người bị viêm đại tràng nên hạn chế ăn bánh trung thu của website trungcapyduoctphcm.edu.vn
Chuyên mục: Tin Y Dược